Kết bài chung cho nghị luận văn học

Contents1. Cách viết kết bài nghị luận xã hội2. Công thức viết kết bài nghị luận xã hội Bạn đang xem: Kết bài chung cho nghị luận văn học tại TRƯỜNG THPT KIẾN THỤY Cách …

Kết bài chung cho nghị luận văn học
Bạn đang xem: Kết bài chung cho nghị luận văn học tại TRƯỜNG THPT KIẾN THỤY

Cách viết kết bài chung cho bài nghị luận văn học

Kết bài chung cho nghị luận văn học – Kết bài chung cho nghị luận xã hội được TRƯỜNG THPT KIẾN THỤY chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này sẽ giúp các em nắm được cách viết kết bài khi làm bài văn nghị luận xã hội sao cho đúng, không bị lạc đề để đạt điểm tối đa. 

Khi làm một bài văn nghị luận xã hội, các em học cần lưu ý viết đầy đủ cấu trúc của bài bao gồm mở bài, thân bài và kết bài để lấy điểm tuyệt đối của phần nghị luận. Sau đây là một số gợi ý giúp các em nắm được cách viết kết bài chung cho dạng văn nghị luận xã hội, mời các em cùng tham khảo.

1. Cách viết kết bài nghị luận xã hội

Một kết bài hiệu quả cần đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài

+ Chỉ nêu những ý khái quát có tính tống kết, đánh giá tránh viết lan man hoặc lặp lại vụng về những gì đã trình bày ở phần thân bài hoặc lặp lại nguyên văn những lời lẽ ở mở bài.

Giới thiệu một vài cách kết bài:

+ Tóm lược (Tóm tắt quan điểm, ý nghĩa đã nêu à phần thân bài)

+ Phát trích (Mở rộng thêm vấn đề đặt ra trong đề bài)

+ Vận dụng (Nêu phương hướng, bài học áp dụng phoi huy hay khắc phục vấn đề nêu trong bài văn

+ Liên tưởng (mượn ý kiến tương tự,những ý kiến để thay cho phần tóm tắt, tránh lặp lại nội dung)

a. Kết bài truyền thống:

Bước 1: Khẳng định lại vấn đề

Các bạn có thể bắt đầu viết kết bài bằng cách khẳng định lại những ý được thể hiện, phân tích ở mở bài hay những luận điểm được đề cập tới trong phần thân bài. Bước 2: Đánh giá thành công tác giả

Từ vấn đề được khẳng định, các bạn có thể liên hệ sang phong cách sáng tác của tác giả, đưa ra đánh giá về những thành công tác giả đã đạt được trong tác phẩm.

Bước 3: Bài học nâng cao quan điểm

Hãy chốt lại kết bài bằng việc đưa ra những bài học đúc kết hay vấn đề, quan điểm nâng cao bởi kết bài không đơn giản chỉ tóm tắt, “gói” lại nội dung mà phải khơi gợi lại những tâm tư, suy nghĩ trong lòng người đọc.

b. Kết bài mở rộng và nâng cao vấn đề

Cách 1: Đưa lí luận vào kết bài

Với cách kết bài này, người viết đưa thêm những lí luận, dẫn chứng để khẳng định, làm rõ các luận điểm, đồng thời giúp tăng tính khoa học cho bài làm.

Cách 2: Vận dụng kiến thức thực tế

Để tăng thêm tính linh hoạt và sự sinh động cho kết bài, các bạn có thể đi từ kiến thức thực tế vào sách vở, dẫn dắt từ câu chuyện đời thực tới tác phẩm. Cách viết này khá gần gũi và dễ chiếm được cảm tình của người đọc.

2. Công thức viết kết bài nghị luận xã hội

Mẫu 1

“Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ lùi lại sau lưng bạn” – chỉ cần có niềm tin, chúng ta sẽ vượt qua mọi thử thách phía trước để đạt được thành công.

Mẫu 2

“Cơ hội giống như bình minh, nếu chờ lâu sẽ bỏ lỡ” – hãy tận dụng mọi cơ hội trong cuộc sống để thực hiện mục tiêu và ước mơ mà mình đã đặt ra.

Mẫu 3

“Sống ở đời cần có tấm lòng…” (Để gió cuốn đi) – Biết cho đi yêu thương để nhận yêu thương, để có cuộc sống hạnh phúc, xã hội ngày càng văn minh.

Mẫu 4

Cho đi yêu thương không có nghĩa là nhận lại yêu thương, điều quan trọng là bạn đã sống hết mình, nuôi dưỡng những giá trị tốt đẹp cho một cuộc đời còn nhiều khó khăn, thử thách phía trước.

Mẫu 5

Mọi người cần có lòng tin, nhưng không đến mức tự phụ; Con người cũng cần khiêm tốn, nhưng đừng khiêm tốn đến mức đánh mất sự tự tin của chính mình.

Ví dụ minh họa

+ Phát triển mở rộng thêm vấn đề:

VD: “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục.” Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đã hơn nữa thế kỷ trôi qua nhưng “Tuyên ngôn độc lập” vẫn là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn đồng thời cũng là một tác phẩm chính luận xuất sắc, mẫu mực. “Tuyên ngôn độc lập – mở đầu cho kỉ nguyên độc lập, tự do, tạo điều kiện cho mọi thay đổi cho đời sống dân tộc trong đó có văn học.

+ Vận dụng vào cuộc sống, rút ra bài học áp dụng:

VD: Với đề: Suy nghĩ về mối quan hệ giữa tiền tài và hạnh phúc. Ta có thể kết bài như sau:

Tiền tài và hạnh phúc là mối quan hệ bản chất của xã hội loài người. Tiền tài và hạnh phúc là khát vọng muôn đời của nhân loại. Phàm là người, ai cũng muốn có tiền tài và hạnh phúc. Nhưng để điều hoà mối quan hệ này quả không đơn giản, nhất là trong xã hội hiện đại, khi mà nhu cầu của con người về sự no đủ ngày càng cao hơn, tha thiết hơn. Để có được hạnh phúc thực sự, mỗi người phải biết cách dùng tiền tài như một phương tiện để gây dựng và bảo vệ hạnh phúc, không nên để đồng tiền điều khiển ta.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập – Lớp 9 của TRƯỜNG THPT KIẾN THỤY.

Bạn thấy bài viết Kết bài chung cho nghị luận văn học có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Kết bài chung cho nghị luận văn học bên dưới để TRƯỜNG THPT KIẾN THỤYcó thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: c3kienthuyhp.edu.vn của TRƯỜNG THPT KIẾN THỤY

Nhớ để nguồn bài viết này: Kết bài chung cho nghị luận văn học của website c3kienthuyhp.edu.vn

Chuyên mục: Giáo dục

Xem thêm bài viết hay:  Quang phổ là gì? Phép phân tích quang phổ là gì?

Viết một bình luận